Mức án đề nghị trong vụ án này đối với bị cáo Bình là phạt 5 – 6 năm tù.

HĐXX nghỉ phiên xử buổi sáng. 13h30 ngày 19/9 HĐXX tiếp tục làm việc.
11:28
Bị cáo Phạm Đình Yên – nguyên GĐPGD Đào Duy Anh và Nguyễn Thị Bình Phương – nguyên GĐCN Cà Mau tự bào chữa.
Trong phần tự bào chữa của mình các bị cáo đưa ra những tình tiết giảm nhẹ đề nghị HĐXX xem xét cho được hưởng hình phạt thấp nhất và tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự.
11:08

Hà Văn Thắm khóc tại phiên toà khi nghe lời tự bào chữa của bị cáo Nguyễn Quốc Chiến – nguyên GĐCN Sài Gòn
Sau khi bị cáo Tứ đưa ra lời tự bào chữa, bị cáo Nguyễn Quốc Chiến – nguyên GĐCN Sài Gòn cũng trình bày về hoàn cảnh của cá nhân mình.
Ông ghi nhận sự đánh giá của cáo trạng về những tình tiết thành khẩn khai báo và các tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo là Giám đốc chi nhanh PGD OceanBank.
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 dien vien quynh tu va ha van tham khoc tai phien toa
Bị cáo Chiến nói không hề trách Hà Văn Thắm về những hành động của Thắm, chỉ mong bị cáo Thắm trình bày rõ hơn với HĐXX về kết quả hoạt động tốt của OceanBank khi thực hiện chi lãi ngoài, từ đó cho thấy ngân hàng không bị thiệt hại.
Khi nghe những lời tâm huyết và xúc động của nhân viên Hà Văn Thắm đã không kìm được nước mắt.
Ông Chiến nhận xét bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội, trong quá trình điều tra cũng được CQĐT cho tại ngoại, do đó đề nghị HĐXX xem xét cho ông được hưởng án treo.
Theo luận tội của VKS, ông Nguyễn Quốc Chiến bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy đinh của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và bị đề xuất án phạt từ 30 đến 42 tháng tù giam.
10:47
Bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ xin được hưởng án treo
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 loi cua tran van binh la khong biet minh co loi
Bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ tự bào chữa. Tứ bị truy tố tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Tự bào chữa cho mình, bị cáo Hồng Tứ tự nhận định mình có trình độ kiến thức hạn hẹp trong lĩnh vực tài chính, vốn tốt nghiệp trường sân khấu điện ảnh, bản thân Tứ chỉ làm thư ký cho Hội đồng quản trị. Khi được Hà Văn Thắm nhờ đứng tên chủ tịch HĐQT của Công ty BSC, bà cũng không nhận thức hết được vai trò và trách nhiệm của mình trong hoạt động của công ty.
Bị cáo Hồng Tứ không kìm được xúc động và nước mắt khi trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình. Gia đình của bị cáo Tứ là gia đình có công với cách mạng, cha già yếu, có anh chị đều bị nhiễm chất độc màu da cam, bản thân bị cáo cũng đã ly hôn và có hai con nhỏ. “Nếu bị cáo bị tù giam thì không biết gia đình sẽ khó khăn như thế nào” – bị cáo Hồng Tứ nức nở.
Với hoàn cảnh khó khăn như vậy, bị cáo xin HĐXX xem xét để được hưởng án treo như các bị cáo khác.
Theo đề xuất của VKS bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ là đồng phạm giúp sức khi thực hiện chỉ đạo của Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn triển khai thực hiện việc ký hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn với khách hàng, thu phí tại BSC, tạo nguồn tiền cho Thắm sử dụng chi cho Sơn để Sơn lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt.
Do đó, bị cáo bị truy tố về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Mức án đề xuất là từ 30 -36 tháng tù.
10:43
Luật sư Phạm Danh Tín tiếp tục bào chữa cho bị cáo Lê Tuấn Anh
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 loi cua tran van binh la khong biet minh co loi
Theo ông, người phạm tội cố ý làm trái là người mong muốn hậu quả xảy ra hoặc mà biết hậu quả xảy ra nhưng mặc kệ để hậu quả xảy ra. Ở đây, không hề có bị cáo nào lại có mong muốn làm thiệt hại cho OceanBank nơi mình đang làm việc.
Trường hợp này, họ làm trái trong tình thế cấp thiết, để cứu ngân hàng của mình, đồng thời còn mang lại lợi ích lớn cho OceanBank. Người gửi tiền được lợi, ngân hàng cũng được lợi, do vậy hoàn toàn không có thiệt hại.
Luật sư cho rằng không phải ngẫu nhiên mà nội dung kết luận giám định của NHNN không đưa ra được kết luận thiệt hại của OceanBank. Bởi vì để tính toán thiệt hại cần xác định rõ chênh lệch huy động và cho vay, tuy nhiên trong các năm chi lãi ngoài OceanBank lại luôn báo lãi lớn. Do đó, hoàn toàn không có căn cứ để xác định thiệt hại, từ đó không đủ cơ sở xác định tội danh.
10:21
Luật sư Phạm Thị Hiền bào chữa cho Lê Tuấn Anh – Nguyên GĐ CN Thăng Long
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 loi cua tran van binh la khong biet minh co loi
Luật sư cho rằng không đủ căn cứ để xác định tội danh theo cáo trạng của VKS. Bị cáo Tuấn Anh không tiếp nhận chủ trương từ hội sở, không chỉ đạo nhân viên, không trực tiếp nhận – chi tiền lãi ngoài.
Khi ông Lê Tuấn Anh về làm GĐCN việc chi lãi ngoài đã được thực hiện từ GĐ cũ là Nguyễn Thị Minh Phương. Đối với KHCN và KHDN thì bộ phận kế toán chuyển tiền về trực tiếp các cá nhân trong chi nhánh để chăm sóc khách hàng. Số nhân sự này không hề thay đổi khi ông Tuấn Anh về chi nhánh, do đó việc thực hiện vẫn được cá nhân này tiếp tục thực hiện không qua chỉ đạo của ông Tuấn Anh.
Theo luật sư, chương trình này là chủ trương của hội sở, các giám đốc chi nhánh họ không cần biết các chương trình này có phù hợp và đúng quy định hay không. Trong khi đó trong thông tư 02 cũng chỉ đề cập đến trách nhiệm về hành chính. Trong thời gian làm GĐCN Thăng Long, ông Tuấn Anh thực hiện đúng đắn và hoàn thành theo nhiệm vụ được giao của cấp trên.
Luật sư cho rằng quy kết về tộ danh của VKS là không có cơ sở và ông Tuấn Anh còn được đề xuất mức án cao so với các đồng nghiệp khác (từ 36 – 42 tháng tù). Đề nghị HĐXX tuyên bị cáo không đủ cơ sở để kết luận phạm tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”.
09:39
HĐXX tạm nghỉ
09:34
Lỗi của Trần Văn Bình là “không biết mình có lỗi”
Luật sư cũng đưa ra quan điểm chung về việc phê duyệt khoản vay, theo ông, việc đánh giá hồ sơ, thẩm định khoản vay là từ phía OceanBank, do đó trách nhiệm phải thuộc về phía OceanBank chứ không phải là từ phía Cty Trung Dung.
Công ty Trung Dung đã cung cấp đầy đủ, khách quan các tài liệu và hồ sơ tín dụng, việc đưa ra quyết định cho vay hay không là do OceanBank. Luật sư chỉ ra trong hồ sơ không có chi tiết nào thể hiện ông Bình có cùng ý chí và bàn bạc đối với các nhân viên của OceanBank, do đó không có căn cứ để xác định tội "đồng phạm" của bị cáo Bình.
Theo đánh giá của luật sư, hành vi của bị cáo Bình rất mờ nhạt trong vụ án, nếu so sánh với những người trực tiếp soạn thảo văn bản hợp đồng tín dụng và nắm rõ hoạt động tài chính là các nhân viên của OceanBank.
Số phận bị cáo Bình thật đáng thương và lỗi của Trần Văn Bình là “không biết mình có lỗi”.
Luật sư đặt ra câu hỏi việc kết tội bị cáo không có động cơ, không biết mục đích, kết tội bị cáo vì hậu quả do người khác gây ra thì có hợp lý không? Trong trường hợp này, khi không đủ hoặc không rõ căn cứ xác định tội kính mong HĐXX tuyên bị cáo Bình vô tội.
09:15
Luật sư Trần Văn Hùng bào chữa cho bị cáo Trần Văn Bình
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 dun day trach nhiem tra 500 ty dong
Theo luật sư ông Bình là người có trình độ nhận thức hạn chế, suy nghĩ đơn thuần khi biết Tập đoàn Thiên Thanh đang thiếu người thì nhận việc tại Công ty Trung Dung. Ông Bình cũng không biết trụ sở công ty, ban điều hành gồm những ai, hồ sơ sổ sách và con dấu do nhân viên của Thiên Thanh giữ, khi cần mới gọi ông Bình tới.
Với nhận thức hồn nhiên vô tư, bị cáo Bình không hề biết việc ký tá giấy tờ có vi phạm hay không, có đúng với quy định của pháp luật hay không.
Ông Danh cũng đã khẳng định không trực tiếp nhờ ông Bình đứng tên Trung Dung hay chỉ đạo chuẩn bị hồ sơ vay vốn tại OceanBank. Khi thực hiện ký hợp đồng vay vốn, ông Bình không biết nội dung của văn bản hay hợp đồng là gì và có ý nghĩa như thế nào, lời khai này phù hợp với những lời khai của nhân viên OceanBank.
Lời khai này cũng phù hợp với lời khai của bà Ngô Thị Huệ thành viên HĐQT của NH Đại Tín: ngoài ông Danh còn có bà Trang và ông Kiên là người liên hệ để mượn tài sản thế chấp, không hề có mặt của ông Bình.
Với những luận cứ trên, Luật sư cho rằng kết luận của VKS là hoàn toàn áp đặt vì toàn bộ hồ sơ vay vốn là do người của OceanBank và bà Phấn tự hoàn thiện, bị cáo Bình không hề biết gì về khoản vay này.
Cáo trạng quy buộc ông Trần Văn Bình cùng với ông Danh và bà Phấn đã sử dụng các tài sản không có thật hoặc chưa đủ tính pháp lý để đảm bảo cho khoản vay đã đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các TCTD”.
Mức án đề nghị trong vụ án này đối với bị cáo Bình là phạt 5 – 6 năm tù.
09:08
"Khối kế toán không thể chỉ đạo các chi nhánh trong việc chi lãi ngoài"
Luật sư cho rằng không có căn cứ để cho rằng bị cáo Dương không thành thật khai báo. Thực tế bị cáo đã khai đúng công việc, hành vi của mình khi bị truy tố. Trong quá trình cơ quan điều tra, bị cáo rất vất vả hợp tác, ngày nào cũng làm tới 8-9h tối, nhiều tháng ròng phục vụ điều tra vụ án. Việc này được ghi nhận tại kết luận điều tra bổ sung.
Vớ vai trò của khối kế toán, bị cáo Dương chỉ thực hiện, phản ánh nghiệp vụ kế toán, đẩy đủ, trung thực. Bị cáo Thắm và bị cáo Nga cũng khẳng định điều này. Khối kế toán hỗ trợ nghiệp vụ các khối khác trong tình huống phát sinh. Khối kế toán cũng không phải cấp trên các chi nhánh nên không thể chỉ đạo các chi nhánh.
Theo luật sư những người nhận tiền thì mới có khả năng và trách nhiệm hoàn trả số tiền trên. Nếu như cáo buộc những người lao động làm công ăn lương phải chịu trách nhiệm thì hoàn toàn không khả thi.
Luật sư phân tích tội đồng phạm là cần có sự bàn bạc, cùng mục đích nhưng ở đây hoàn toàn không hề có, bị cáo Dương chỉ thực hiện hách toán chi phí theo nguyên tắc kế toán, nếu có yếu tố giúp sức thì chỉ đóng vai trò rất nhỏ. Xét về ý chí, bị cáo Dương không hề có mục đích hỗ trợ cho Hà Văn Thắm gây thiệt hại cho ngân hàng, không được hưởng lợi từ hành vi này.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đối với bị cáo Dương như thành thật khai báo, tích cực giúp đỡ CQĐT, có thành tích xuất sắc trong học tập, phụ nữ có thai (trong quá trình điều tra bị cáo có thai và mới sinh con được 1 tháng).
Từ những phân tích trên, Luật sư đề nghị không áp dụng hình phạt xử lý hình sự cách ly với cộng đồng, không áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đối với bà Dương.
08:55
HĐXX bắt đầu làm việc
Luật sư Trịnh Cẩm Bình bào chữa cho bị cáo Vũ Thị Thùy Dương
truc tiep phien toa vu an ha van tham sang 199 dun day trach nhiem tra 500 ty dong
Bị cáo bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và bị đề xuất mức án 9 -10 năm tù và liên đới chịu trách nhiệm số tiền 1.300 tỷ. Cáo trạng cũng như phần luận tội, bị cáo Dương bị cáo buộc cùng với giám đốc các khối hội sở chưa thành khẩn khai báo, thực hành tích cực giúp sức Hà Văn Thắm.
Bị cáo Dương đã thực hiện hai hành vi, thứ nhất theo chỉ đạo của Lê Thị Thu Thủy phân phối bảng kê kế toán, chuyển tiền cho chi nhánh phòng giao dịch 307 tỷ. Thứ hai theo chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy chi tiền thẳng từ tài khoản 801 chi hơn 100 tỷ cho Hà Văn Thắm, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Thị Minh Phương.
07:43
Ngày 18/9, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 51 bị cáo trong vụ thất thoát 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).
Tại tòa, luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng nêu quan điểm của mình. Theo cáo trạng, năm 2012, Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch OceanBank đặt vấn đề mua lại ngân hàng Đại Tín từ bà Hứa Thị Phấn – nguyên Chủ tịch Cty Phú Mỹ. Sau đó, thấy tình hình Đại Tín quá xấu nên ông Thắm từ bỏ, giới thiệu Phạm Công Danh vào mua. Hai người thống nhất Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng để tăng thanh khoản cho Đại Tín bằng tài sản đảm bảo của bà Phấn.
Số tiền này được giải ngân qua Cty Trung Dung của ông Danh và được tất toán cho 5 hợp đồng tín dụng của nhóm bà Phấn tại Đại Tín để ghi nhận việc ông Danh mua lại ngân hàng. Đại Tín sau đó được đổi tên thành Ngân hàng Xây Dựng. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo của bà Phấn không đủ đảm bảo khoản vay nên OceanBank bị thiệt hại 343 tỷ đồng. Vì vậy, ông Thắm bị VKSND đề nghị nhận từ 18 – 20 năm tù về tội vi phạm quy định cho vay của các tổ chức tín dụng. Cùng tội danh, ông Danh bị đề nghị nhận từ 16 – 17 năm tù; bà Phấn bị đề nghị nhận từ 17 – 18 năm tù đồng thời bà Phấn còn phải trả lại 500 tỷ đồng đang giữ của OceanBank.
Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng bị cáo Danh không đồng phạm với Hà Văn Thắm về tội danh trên. Ông Hoài nêu tài liệu thể hiện Thắm khai không bàn bạc với ông Danh về khoản vay cũng như dùng tài sản của nhóm bà Phấn để thế chấp. Hồ sơ vụ việc được cấp dưới của Danh làm, giám đốc Cty Trung Dung là Trần Văn Bình ký hợp đồng vay tại văn phòng của bà Phấn. Bên cạnh đó, luật sư Hoài cho rằng tài sản thế chấp trong khoản vay đủ điều kiện để thế chấp; việc định giá tài sản này do 1 công ty không có chức năng giám định tư pháp thực hiện nên không thể nói thiệt hại của OceanBank là 343 tỷ đồng. Vì vậy, luật sư đề nghị tòa tuyên Phạm Công Danh không phạm tội và truy thu khoản 500 tỷ đồng nhằm đảm bảo phần dân sự trong vụ án.
Ngược lại, các luật sư bào chữa cho bà Phấn cho rằng bị cáo này không phạm tội như quy kết và số tiền 500 tỷ đồng đã được ông Danh sử dụng. Bà Phấn sinh năm 1947 và được tòa đồng ý cho xét xử vắng mặt vì lý do sức khỏe. Tại tòa, các luật sư của bà Phấn công bố email của Hà Văn Thắm với nội dung ép buộc bà Phấn phải đồng ý đưa tài sản đảm bảo khoản vay. Họ cho rằng việc bà Phấn đồng ý thế chấp là do bị Danh và Thắm gây áp lực trong lúc sức khỏe của bà rất yếu. Trên cơ sở đó, các luật sư đề nghị tòa tuyên bà Phấn không phạm tội, huỷ bỏ quyết định phong tỏa tài sản của bà Phấn. Về dân sự, họ cho rằng Phạm Công Danh mới là người phải trả khoản 500 tỷ đồng.

Nhận xét